Depplus.vn -
Cô Shelley Lamond, một người phụ nữ vô cùng bất hạnh đã liên tiếp phải “chia tay” 4 đứa con chưa kịp chào đời của mình trong vòng 4 năm liên tiếp kể từ 2009 đến nay.
Cô Lamond, 39 tuổi cùng chồng Rick đã có một cuộc sống hạnh phúc cùng 3 đứa con nhỏ là Tysan, Stella và Chloe ở phía Bắc Adelaide, Úc. Tuy nhiên, những đau đớn, bất hạnh đã liên tiếp ập đến với gia đình này kể từ khi Lamond sinh non đứa con Matilda thứ 4 vào năm 2009. Kể từ đó Lamond tiếp tục trải qua 3 lần thai bị chết lưu trong bụng mẹ vào 3 năm liền, năm 2012, 2013 và năm nay, 2014. Shelley Lamond cùng chồng, Rick nói lời "tạm biệt" với đứa con tội nghiệp tháng 5/2013.Tháng 5/2013, Lamond vô cùng đau khổ và không dám đối diện với sự thật nghiệt ngã khi lại một lần nữa cô phải nói lời từ biệt Mable, đứa con bé bỏng chưa kịp chào đời của cô. Quá đau khổ và tuyệt vọng, hai vợ chồng đã yêu cầu bệnh viện Adelaide, Úc cung cấp một chiếc “giường âu yếm”. Đây là một thiết bị y tế hoạt động như một cái nôi làm lạnh, giúp cơ thể đứa bé tạm thời không bị phân hủy và cho phép bố mẹ có thể sống cùng đứa con của mình trước khi họ sẵn sàng chôn cất đứa bé. Tyson, 14 tuổi, Stella, 4 tuổi và Chole, 12 tuổi ( từ trái sang) chụp ảnh cùng mẹ và đứa em tội nghiệp. Chiếc "giường âu yếm" giống như một cái nôi làm lạnh, giúp cơ thể đứa bé không bị phân hủy và cho phép bố mẹ chúng có thể "sống" cùng đứa con chết non của họ.Hai vợ chồng nhà Rick, Lamond đã dành khoảng thời gian ngắn ngủi và quý giá bên cạnh đứa con gái sinh non bé nhỏ đáng thương này trước khi nó được đưa đến nhà xác. Sau đó, họ quyết định quyên tặng chiếc giường cho tổ chức từ thiện những người mẹ có con bị chết lưu. Gần một năm sau cái chết của Mabel, Lamond đã mang thai tiếp đứa con thứ 7.Tưởng chừng hi vọng đã mỉm cười với người phụ nữ này, nhưng tháng 5/2014 vừa qua, không ai có thể ngờ được, Elsa đứa bé 18 tuần tuổi lại một lần nữa "từ chối" cô và đi theo những anh chị trước của nó. Thật bất hạnh cho người phụ nữ này, khi cô lại là người đầu tiên sử dụng lại chiếc “giường âu yếm” mà cô đã làm từ thiện năm ngoái. Lamond đau khổ cho biết " Họ vẫn để chiếc giường ở đó. Tôi không bao giờ có thể nghĩ rằng tôi lại là người đầu tiên sử dụng lại chiếc giường đó cho đứa con của mình" Lamond chia sẻ, cô không thể chịu được khi nhìn thấy những nhân viên y tá cho đứa con của mình vào những chiếc túi nilon và đưa đến nhà xác. “Đó thực sự là những khoảnh khắc kinh hoàng, tôi không thể đối diện được với thực tế phũ phàng đó”. Tuy nhiên, cho đến nay, các bác sĩ ở bệnh viện Úc vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân của tình trạng sảy thai liên tiếp của người phụ nữ này. Lamond giờ đây vẫn đang tiếp tục quyên góp tiền để mua chiếc “giường âu yếm” thứ hai cho tổ chức Pregnancy Loss Australia. Lamond chia sẻ cô không biết cô sẽ vượt qua nỗi đau mất con liên tiếp kinh hoàng này ra sao nếu không có chiếc "giường âu yếm" này. Vì cô đã 4 lần bị sảy thai trong 4 năm liên tiếp.Theo bà Jan Samuel, chủ tịch đại học Australia cho biết, tình trạng trẻ bị chết lưu khá phổ biến ở Úc. Mỗi ngày trung bình có 6 đứa trẻ chết lưu trong bụng mẹ, ảnh hưởng đến khoảng 2200 hộ gia đình ở Úc mỗi năm. Tuy nhiên, có khoảng 40 % số trường hợp này, các bác sĩ không giải thích được nguyên nhân.Cũng theo bà Samuels, một chiếc “ giường âu yếm” có giá 5000 $ ( khoảng 20 triệu đồng). Đây là cái giá khá đắt và không hợp với túi tiền của đại bộ phận người dân Úc. Vì thế, dù rất yêu thương con, nhưng không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện mua một chiếc giường như thế này cho đứa con tội nghiệp của họ. Trong khi đó, các bệnh viện cũng không có đủ khả năng để cung cấp "giường âu yếm" cho tất cả các trẻ bị chết lưu trong khi tỷ lệ chết lưu, sảy thai ở nước này lại vô cùng cao như hiện nay. Tuy nhiên, chiếc "giường âu yếm" khá đắt và còn chưa phổ biến với đại bộ phận người dân Úc.Ngoài Lamond, rất nhiều phụ nữ Úc cũng đang trải qua bi kịch mất con như Lamond. Joane Stephenson cũng mất đứa con gái Amelia vào tháng 8 năm ngoái. Tuy nhiên, gia đình cô chưa từng nghe đến chiếc “giường âu yếm” và cũng không có đủ điều kiện để chi trả cho chiếc giường đó. “Chúng tôi đã có 7h sống bên nhau. Tôi tắm rửa, mặc quần áo và thay đồ cho con. 7h tuy không phải là dài nhưng là thời gian vô cùng hạnh phúc và ý nghĩa với gia đình tôi” Joane Stephenson, 34 tuổi sống ở Sydney, Úc cùng chồng bên cạnh đứa con bị đẻ non vào tháng 8 năm ngoái.Thùy Dung ( Depplus.vn/MASK) |